Quản lý thị trường

Markets giúp bạn quản lý trải nghiệm của thương hiệu bằng cách chỉ định cài đặt khác nhau cho các quốc gia và vùng khác nhau. Thị trường có thể bao gồm một quốc gia hoặc vùng hoặc một nhóm quốc gia hoặc vùng. Ví dụ: Bạn có thể tạo thị trường Bắc Mỹ nhắm mục tiêu đến cả Canada, Hoa Kỳ và Mexico bằng một nhóm cài đặt. Nếu bạn có nhóm cài đặt khác mà chỉ muốn áp dụng cho Nhật Bản, bạn có thể tạo thị trường khác chỉ nhắm mục tiêu đến quốc gia Nhật Bản.

Số lượng thị trường tối đa bạn có thể có phụ thuộc vào gói đăng ký Shopify của cửa hàng:

  • Pause and Build - 3
  • Shopify Starter - 3
  • Basic Shopify - 3
  • Shopify - 3
  • Advanced Shopify - bao gồm 3, tối đa 50
  • Shopify Plus - 50

Truy cập Markets lần đầu tiên

Khi tạo cửa hàng Shopify lần đầu tiên, bạn sẽ được tạo những thị trường sau:

  • Thị trường chính: Quốc gia hoặc khu vực chính bạn sẽ bán hàng. Điều này được xác định theo địa chỉ và đơn vị tiền tệ của cửa hàng và thường là thị trường nội địa của bạn. Thị trường chính mang đến trải nghiệm khách hàng mặc định của cửa hàng.
  • Thị trường quốc tế: Danh sách chọn lọc các quốc gia hoặc vùng phổ biến mà thương nhân giống bạn cũng bán hàng.
  • Quốc gia bạn không bán hàng: Tất cả các quốc gia hoặc vùng khác không thuộc thị trường nào. Khách hàng tại những quốc gia này không thể thanh toán trong cửa hàng của bạn.

Thị trường quốc tế mặc định không hoạt động. Nghĩa là khách hàng tại những quốc gia này không thể thanh toán cho đến khi bạn kích hoạt thị trường.

Số lượng thị trường tối đa được cho phép trên cửa hàng phụ thuộc vào gói đăng ký của cửa hàng. Tuy nhiên, sau khi di chuyển, cửa hàng của bạn có thể có thêm thị trường dựa vào số lượng quốc gia hoặc khu vực duy nhất mà bạn đã kích hoạt trước đó. Bạn vẫn có thể sử dụng những thị trường hiện có này nhưng chỉ có thể thêm các thị trường bổ sung khi bạn có ít hơn số lượng tối đa được cho phép trên gói đăng ký của cửa hàng.

Bạn nên gộp chung các quốc gia hoặc khu vực có chiến lược định giá giống nhau vào một thị trường đa quốc gia. Ví dụ: Nếu bạn đã kích hoạt Canada, Hoa Kỳ và Mexico trong cài đặt thanh toán nhưng không có giá tùy chỉnh hoặc chiến lược cụ thể nào cho từng quốc gia, bạn có thể di chuyển ba quốc gia này vào một thị trường có tên là North America.

Các quyền nhân viên cần thiết để quản lý thị trường

Nhân viên của cửa hàng có thể truy cập các thị trường dựa trên tổ hợp các quyền hiện có. Nhân viên cần tất cả các quyền sau để truy cập trang Thị trường:

  • Trang chủ
  • Đơn hàng

    • Chỉnh sửa mục hàng
    • Xuất
  • Sản phẩm

    • Xuất dữ liệu sản phẩm
  • Phân tích

  • Giảm giá

  • Phần cài đặt cửa hàng

    • Quản lý cài đặt
    • Miền

Loại thị trường

Có một số loại thị trường khác nhau được tạo cho bạn theo mặc định:

Bạn cũng có thể tạo thị trường tùy chỉnh để phù hợp với chiến lược bán hàng:

Thị trường chính

Thị trường chính là quốc gia hoặc khu vực chính bạn bán hàng, thường là thị trường chính quốc hoặc nội địa.

Đối với cửa hàng mới, thị trường chính được xác định theo đơn vị tiền tệ của cửa hàng trong mục Cài đặt > Chi tiết về cửa hàng, ngay cả khi đơn vị tiền tệ của cửa hàng không khớp với quốc gia hoặc khu vực trong mục địa chỉ cửa hàng. Ví dụ: Nếu địa chỉ cửa hàng của bạn ở Hoa Kỳ nhưng đơn vị tiền tệ của cửa hàng được đặt là Đô la Canada, thị trường chính của bạn sẽ được đặt thành Canada.

Thị trường chính chỉ có thể chứa một quốc gia hoặc khu vực và không thể xóa.

Theo mặc định, tất cả thay đổi bạn thực hiện đối với cửa hàng sẽ ảnh hưởng đến thị trường chính. Khi bạn thay đổi giá sản phẩm hoặc đặt địa điểm kho hàng mới, thay đổi sẽ tự động áp dụng cho thị trường chính.

Thay đổi thị trường chính

Bạn có thể thay đổi thị trường chính thành quốc gia hoặc khu vực khác phù hợp hơn với chiến lược bán hàng của mình.

Các bước thực hiện:

  1. Trên trang quản trị Shopify, vào Cài đặt > Thị trường.
  2. Trong mục Tổng quan, nhấp vào thị trường chính.
  3. Nhấp vào Edit (Chỉnh sửa).
  4. Chọn quốc gia hoặc khu vực mới từ danh sách thả xuống hoặc sử dụng thanh tìm kiếm để tìm quốc gia hoặc khu vực bạn muốn đổi thành.
  5. Nhấp vào Save (Lưu).

Quốc gia hoặc khu vực cũ là thị trường chính của bạn sẽ được chuyển sang Thị trường quốc tế.

Khi đã thay đổi quốc gia hoặc khu vực của thị trường chính, bạn cũng có thể thay đổi đơn vị tiền tệ sao cho khớp với tùy chọn ưu tiên của mình.

Các bước thực hiện:

  1. Trên trang quản trị Shopify, vào Cài đặt > Thị trường.
  2. Trong mục Tổng quan, nhấp vào thị trường chính.
  3. Nhấp vào Sản phẩm và định giá.
  4. Trong mục Định giá, chọn đơn vị tiền tệ bạn muốn trong danh sách thả xuống.

Theo mặc định, thị trường chính sử dụng giá cơ sở của cửa hàng. Nếu đơn vị tiền tệ của thị trường chính khác đơn vị tiền tệ của cửa hàng, giá cơ sở sẽ được tự động chuyển đổi bằng cách sử dụng tỷ giá chuyển đổi đơn vị tiền tệ hằng ngày.

Nếu bạn muốn thị trường chính có nhiều mức giá ngoài giá cơ sở của cửa hàng, bạn có thể thiết lập điều chỉnh giá hoặc giá cố định cho thị trường chính.

Thay đổi đơn vị tiền tệ của cửa hàng

Khi bạn sử dụng Shopify Payments, việc thay đổi đơn vị tiền tệ của cửa hàng sẽ không ảnh hưởng gì đến đơn vị tiền tệ mà thị trường sử dụng.

Nếu bạn thay đổi đơn vị tiền tệ của cửa hàng và cũng muốn đơn vị tiền tệ đó là đơn vị tiền tệ của thị trường chính, làm theo các bước trên để thay đổi đơn vị tiền tệ của thị trường chính.

Khi bạn không sử dụng Shopify Payments, việc thay đổi đơn vị tiền tệ của cửa hàng cũng sẽ thay đổi đơn vị tiền tệ của tất cả các thị trường để cho trùng khớp.

Tìm hiểu thêm về cách thay đổi đơn vị tiền tệ quyết toán.

Mỗi quốc gia hoặc vùng chỉ có thể nằm trong một thị trường.

Thị trường một quốc gia

Thị trường một quốc gia chỉ có một quốc gia hoặc vùng. Khi bạn tạo thị trường một quốc gia mới, đơn vị tiền tệ cơ sở của thị trường sẽ được đặt thành đơn vị tiền tệ của quốc gia đó. Nếu đơn vị tiền tệ của quốc gia đó không được hỗ trợ, đơn vị tiền tệ cơ sở của thị trường sẽ được đặt thành đơn vị tiền tệ cơ sở của cửa hàng.

Bạn nên sử dụng thị trường một quốc gia để bán hàng cho quốc gia hoặc vùng mà bạn có chiến lược nhắm mục tiêu cụ thể. Ví dụ: Nếu thị trường chính của bạn là Canada và phần lớn doanh số quốc tế đến từ Hoa Kỳ, việc bạn tạo thị trường chỉ nhắm mục tiêu đến Hoa Kỳ có thể giúp tăng doanh số và lượt chuyển đổi bằng cách mang đến cho khách hàng Hoa Kỳ một trải nghiệm riêng biệt và bản địa hóa khi duyệt xem cửa hàng của bạn.

Thị trường nhiều quốc gia

Thị trường nhiều quốc gia có nhiều quốc gia hoặc khu vực. Khi bạn tạo thị trường nhiều quốc gia, đơn vị tiền tệ cơ sở mặc định sẽ được đặt thành đơn vị tiền tệ cơ sở của cửa hàng và đơn vị tiền tệ địa phương sẽ được kích hoạt. Nếu bạn hủy kích hoạt đơn vị tiền tệ địa phương cho thị trường nhiều quốc gia, tất cả khách hàng trong thị trường đó sẽ mua hàng bằng đơn vị tiền tệ cơ sở của thị trường hoặc đơn vị tiền tệ cơ sở khác mà bạn chọn.

Đơn vị tiền tệ cơ sở cho thị trường nhiều quốc gia được sử dụng để đặt giá sản phẩm cố định.

Để đơn giản hơn, hãy nhóm các quốc gia hoặc vùng có chiến lược nhắm mục tiêu tương tự với nhau thành thị trường nhiều quốc gia. Ví dụ: Bạn có thể bán hàng sang Đức, Pháp, Bỉ và Ý. Mỗi quốc gia này đều có cùng giá sản phẩm, phí vận chuyển và miền. Trong trường hợp này, bạn có thể tạo một thị trường bao gồm cả 4 quốc gia đó.

Thị trường quốc tế

Hệ thống sẽ tạo một thị trường quốc tế cho bạn khi bạn truy cập Shopify Markets lần đầu tiên. Thị trường này bao gồm một danh sách tuyển chọn các quốc gia và khu vực mà thương nhân khác giống bạn có thể bán hàng. Thị trường quốc tế mặc định không hoạt động. Bạn có thể bắt đầu bán hàng cho tất cả các quốc gia trong thị trường quốc tế bằng cách đưa thị trường đó vào hoạt động.

Quốc gia và khu vực bạn không bán hàng

Trang Thị trường của bạn bao gồm thị trường có tên Quốc gia/vùng bạn không bán hàng. Thị trường này được tự động tạo và không thể xóa. Thị trường này bao gồm tất cả các quốc gia hoặc vùng khác mà bạn hiện không bán hàng. Khi khách hàng từ bất kỳ quốc gia hoặc vùng nào trong đó truy cập cửa hàng trực tuyến của bạn, họ sẽ xem ngôn ngữ và đơn vị tiền tệ mặc định liên kết với thị trường chính của bạn nhưng không thể thanh toán.

Khi bạn thêm quốc gia hoặc khu vực từ thị trường này vào thị trường mới, những quốc gia hoặc khu vực này sẽ bị xóa khỏi danh sách này.

Thêm thị trường

Khi muốn tùy chỉnh trải nghiệm cửa hàng trực tuyến cho khách hàng ở một khu vực cụ thể, bạn có thể thêm thị trường mới từ trang Markets. Ví dụ: Bạn nên nhắm mục tiêu vào một nhóm quốc gia như Bắc Mỹ hoặc chỉ một quốc gia như Canada. Shopify Markets cho phép bạn tạo những thị trường quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn.

Khi thêm thị trường mới, các thị trường đề xuất được gợi ý dựa trên các cửa hàng tương tự cửa hàng của bạn. Những đề xuất này cho biết quốc gia hoặc vùng có khả năng bán thành công nhất dựa trên dữ liệu của các thương nhân tương tự trong cùng một thị trường chính.

Nếu bạn tạo thị trường mới bao gồm các quốc gia hoặc vùng đã thuộc về thị trường khác, thị trường mới sẽ ghi đè thị trường hiện tại. Quốc gia hoặc vùng được thêm vào thị trường mới của bạn và bị xóa khỏi thị trường hiện tại. Nếu thị trường hiện tại không bao gồm các quốc gia hoặc vùng khác, thị trường sẽ tự động bị xóa và mọi giá, miền quốc tế, thư mục con hoặc nội dung tùy chỉnh liên kết cũng sẽ bị xóa.

Nếu bạn đã gửi hàng đến tất cả các quốc gia và vùng có trong thị trường mới, thị trường này sẽ mặc định hoạt động. Nếu không, thị trường mới này sẽ không hoạt động và bạn cần phải kích hoạt thị trường để khách hàng có thể thanh toán tại cửa hàng của bạn.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Nhấp vào Thêm thị trường.
  3. Nhập Tên thị trường. Tên này giúp bạn xác định thị trường trong trang quản trị Shopify và không hiển thị với khách hàng.
  4. Trong mục Quốc gia/khu vực, tìm quốc gia hoặc khu vực bạn muốn thêm và chọn hộp kiểm bên cạnh tên quốc gia hoặc khu vực đó. Bạn có thể thêm nhiều quốc gia hoặc khu vực vào một thị trường.
  5. Nhấp vào Thêm thị trường.

Số lượng thị trường bạn có thể có trên cửa hàng phụ thuộc vào gói đăng ký của cửa hàng. Nếu bạn đã đạt đến giới hạn số lượng cửa hàng tối đa, hãy cân nhắc việc nhóm một số quốc gia hoặc khu vực có các chiến lược nhắm mục tiêu tương tự với nhau thành một thị trường nhiều quốc gia hoặc nâng cấp gói dịch vụ.

Xem trước thị trường

Bạn có thể xem trước trải nghiệm khách hàng đối với một thị trường trên trang quản trị Shopify. Bạn có thể xem trước các thị trường đang hoạt động và không hoạt động bằng bất kỳ ngôn ngữ nào bạn đã thêm vào thị trường đó. Khi xem trước thị trường có nhiều ngôn ngữ, đảm bảo rằng bạn đã kích hoạt hộp chọn ngôn ngữ trong chủ đề để có thể chuyển đổi giữa các ngôn ngữ trong bản xem trước.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Nhấp vào thị trường bạn muốn xem trước.
  3. Nhấp vào Preview (Xem trước).

Kích hoạt thị trường

Nếu bạn chưa gửi hàng đến tất cả các quốc gia và vùng trong thị trường mới, thị trường này sẽ mặc định không hoạt động. Tức là khách hàng tại những quốc gia và vùng đó không thể thanh toán tại cửa hàng của bạn.

Để có thể kích hoạt thị trường, bạn cần có phí vận chuyển đối với tất cả các quốc gia và khu vực trong thị trường đó. Bạn nên định cấu hình cài đặt thị trường bổ sung như miền, ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ và giá trước khi kích hoạt thị trường và bắt đầu bán hàng đến những quốc gia và khu vực đó.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Trong mục Không hoạt động, nhấp vào thị trường bạn muốn kích hoạt.
  3. Nhấp vào menu thả xuống Không hoạt động và chọn Hoạt động.
  4. Nhấp vào Lưu để xác nhận.

Hủy kích hoạt thị trường

Nếu không còn muốn bán sản phẩm hiện vật cho khách hàng tại một thị trường cụ thể, bạn có thể hủy kích hoạt thị trường đó. Thao tác này không ảnh hưởng đến các đơn hàng hiện tại của bạn. Khi bạn hủy kích hoạt một thị trường, tất cả cài đặt thị trường sẽ được lưu lại, nghĩa là bạn có thể chọn kích hoạt lại thị trường đó vào một lúc nào khác trong tương lai. Việc hủy kích hoạt thị trường không làm thay đổi hay xóa khu vực vận chuyển của bạn, tuy nhiên, khách hàng từ các quốc gia thuộc thị trường không hoạt động sẽ không thể thanh toán.

Nếu bạn hủy kích hoạt thị trường liên kết với miền hoặc miền phụ cấp cao nhất, miền đó sẽ tự động chuyển hướng khách hàng đến miền của thị trường chính. Tuy nhiên, việc hủy kích hoạt thị trường đã thiết lập bằng thư mục con sẽ khiến các URL thư mục con đó ngừng hoạt động. Bạn nên thiết lập các lần chuyển hướng để đảm bảo khách hàng vẫn có thể truy cập cửa hàng của bạn.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Trong mục Hoạt động, nhấp vào thị trường bạn muốn hủy kích hoạt.
  3. Nhấp vào menu thả xuống Đang hoạt động và chọn Không hoạt động.
  4. Nhấp vào Lưu để xác nhận.

Xóa thị trường

Bạn có thể xóa thị trường khỏi trang Thị trường. Điều này ngăn khách hàng trong thị trường đó thanh toán sản phẩm hiện vật và URL thư mục con sẽ không còn hoạt động, nhưng không ảnh hưởng đến các đơn hàng hiện tại. Sau khi bạn xóa, thị trường sẽ vĩnh viễn biến mất.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Nhấp vào thị trường bạn muốn xóa.
  3. Nhấp vào Gỡ bỏ thị trường.
  4. Nhấp vào Gỡ để xác nhận.

Chỉnh sửa quốc gia hoặc vùng trong thị trường hiện có

Bạn có thể thêm hoặc xóa quốc gia hoặc vùng trong thị trường hiện có khi thay đổi chiến lược bán hàng xuyên biên giới.

Thêm quốc gia hoặc khu vực vào thị trường hiện có

Bạn có thể thêm quốc gia hoặc vùng vào thị trường hiện có. Ví dụ: Nếu bạn đang bán hàng sang Pháp và Đức trong một thị trường nhiều quốc gia, bạn có thể quyết định bắt đầu bán hàng sang cả Ý. Bạn có thể thêm Ý vào thị trường nhiều quốc gia hiện có.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Nhấp vào thị trường bạn muốn thêm quốc gia hoặc khu vực bổ sung vào.
  3. Nhấp vào Chỉnh sửa, sau đó trong mục Quốc gia/khu vực, nhấp lại vào Chỉnh sửa.
  4. Tìm quốc gia hoặc vùng bạn muốn thêm và chọn hộp kiểm bên cạnh tên quốc gia hoặc tên vùng đó.
  5. Nhấp vào Save (Lưu).

Xóa quốc gia hoặc khu vực khỏi thị trường hiện có

Bạn có thể xóa quốc gia hoặc vùng khỏi thị trường hiện có. Ví dụ: Bạn có thị trường Bắc Mỹ bao gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Bạn đã thử mọi cách để thành công tại Canada, nhưng doanh số không như bạn mong đợi và bạn quyết định tập trung nỗ lực vào quốc gia hoặc vùng khác. Trong trường hợp này, bạn có thể xóa Canada khỏi thị trường Bắc Mỹ. Thao tác này sẽ chuyển Canada thành Quốc gia/vùng bạn không bán hàng và khách hàng từ Canada không thanh toán được nữa.

Nếu bạn muốn xóa quốc gia hoặc khu vực khỏi thị trường hiện có và thêm vào thị trường của riêng quốc gia/khu vực đó, hãy tạo thị trường mới để tự động xóa quốc gia hoặc khu vực đó khỏi thị trường hiện có. Ví dụ: Nếu bạn có thị trường nhiều quốc gia bao gồm tất cả các quốc gia trong Liên minh châu Âu và doanh số của bạn đang tăng nhanh ở Đức, bạn có thể quyết định đưa ra chiến lược nhắm mục tiêu khác để bán hàng tại Đức. Việc thêm thị trường mới cho Đức sẽ tạo ra thị trường chuyên biệt cho Đức và tự động xóa Đức khỏi thị trường Liên minh châu Âu. Tất cả các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu trong thị trường nhiều quốc gia ban đầu sẽ không thay đổi.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Cài đặt > Thị trường.
  2. Nhấp vào thị trường bạn muốn gỡ bỏ quốc gia hoặc khu vực.
  3. Nhấp vào Chỉnh sửa, sau đó trong mục Quốc gia/khu vực, nhấp lại vào Chỉnh sửa.
  4. Tìm kiếm quốc gia hoặc khu vực bạn không còn muốn bán hàng đến trong thị trường này và bỏ chọn hộp kiểm bên cạnh tên quốc gia/khu vực đó.
  5. Nhấp vào Save (Lưu).

Bạn đã sẵn sàng bán hàng với Shopify?

Dùng thử miễn phí