Tìm hiểu về nhãn vận chuyển
Bạn có thể sử dụng nhãn vận chuyển để vận chuyển các gói hàng riêng. Tìm hiểu thêm về tác dụng của nhãn vận chuyển, các loại nhãn vận chuyển và những lưu ý khi vận chuyển tới một số quốc gia nhất định.
Sau khi đóng gói các mặt hàng và dán nhãn vận chuyển cho gói hàng, bạn có thể gửi gói hàng tại bưu cục địa phương hoặc địa điểm gửi hàng tùy theo hãng vận chuyển bạn sử dụng. Bạn cũng có thể chọn đặt lịch trực tuyến để hãng vận chuyển đến lấy hàng. Với tùy chọn này, hãng vận chuyển sẽ đến tận nơi lấy gói hàng của bạn.
Trên trang này
Tổng quan nhãn vận chuyển
Nhãn vận chuyển được gắn vào bao bì của lô hàng. Nhãn vận chuyển hiển thị thông tin mà các hãng vận chuyển sử dụng để đảm bảo lô hàng được giao chính xác. Hầu hết các nhãn chứa những thông tin sau:
Thông tin nhãn | Mô tả |
---|---|
Tên, địa chỉ và số điện thoại của người nhận | Giúp hãng vận chuyển biết nơi giao lô hàng tới và cung cấp cách liên hệ với người nhận nếu cần |
Địa chỉ người gửi | Giúp hãng vận chuyển biết nơi trả lại lô hàng nếu không thể giao đến địa chỉ người nhận |
Mã vạch | Giúp hãng vận chuyển theo dõi tiến độ của lô hàng. Ví dụ: mã vạch được quét khi vào hoặc rời khỏi cơ sở của hãng vận chuyển. |
Nhãn vận chuyển cũng có thể cho biết các thông tin bổ sung sau:
- Mã đơn hàng của lô hàng
- Số theo dõi
- Ngày đơn hàng được vận chuyển
- Loại dịch vụ vận chuyển được mua
- Thông tin của hãng vận chuyển
Trước khi đưa lô hàng đến hãng vận chuyển, bạn phải mua nhãn vận chuyển và gắn nhãn vận chuyển vào bao bì lô hàng.
Các loại nhãn vận chuyển
Điểm khác biệt chính giữa các loại nhãn vận chuyển là tốc độ giao hàng. Ví dụ, nhãn vận chuyển hẹn giao hàng trong 2 ngày sẽ đắt hơn nhiều so với nhãn vận chuyển hẹn giao hàng trong 7-10 ngày. Hầu hết các hãng vận chuyển đều cung cấp dịch vụ với nhiều loại tốc độ như giao hàng tiêu chuẩn (chậm), giao hàng nhanh (nhanh hơn) và giao hàng qua đêm (nhanh nhất). Một số loại tốc độ giao hàng không được cung cấp tại tất cả các địa điểm.
Khi thiết lập thao tác vận chuyển, bạn nên đặt giá vận chuyển theo thời gian trung chuyển muốn cung cấp. Ví dụ: Nếu bạn muốn giao hàng cho khách hàng trong 2 ngày thì có thể bạn muốn tính phí khách hàng nhiều hơn để trang trải chi phí vận chuyển so với khi giao hàng cho khách hàng trong 7–10 ngày.
Nhãn cũng cung cấp một số tiền bảo hiểm trách nhiệm nhất định trong trường hợp lô hàng bị hư hại hoặc thất lạc. Nhãn đắt hơn thường đi kèm khoản bảo hiểm trách nhiệm cao hơn. Nếu bạn ở Hoa Kỳ và mua nhãn vận chuyển qua Shopify Shipping, bạn có thể mua thêm bảo hiểm vận chuyển.
Trên một số nhãn vận chuyển, bạn cũng có thể mua thêm dịch vụ cho nhãn:
Mã theo dõi - Dịch vụ này cung cấp mã mà bạn có thể sử dụng để theo dõi vị trí của gói hàng trong quá trình giao hàng. Bạn cũng có thể cung cấp mã này cho khách hàng để họ biết được thời điểm dự kiến giao hàng của gói hàng. Phần lớn các lựa chọn vận chuyển nhanh hơn sẽ đi kèm mã theo dõi nhưng đôi khi bạn có thể trả phí để thêm số theo dõi cho phương thức vận chuyển chậm hơn.
Chữ ký xác nhận - Dịch vụ này cho phép bạn yêu cầu chữ ký từ khách hàng khi lô hàng được giao. Nhờ đó, có thể đảm bảo lô hàng được giao đến đúng người.
Bằng chứng độ tuổi - Nếu bạn gửi hàng hóa hạn chế về độ tuổi, ví dụ như rượu, bạn có thể yêu cầu nhân viên chuyển phát kiểm tra giấy tờ tùy thân của người nhận.
Một số dịch vụ không khả dụng đối với một số nhãn vận chuyển. Nếu bạn cần dịch vụ nhất định, đảm bảo mua nhãn vận chuyển cung cấp dịch vụ đó.
Mã theo dõi
Một số nhãn sẽ có mã theo dõi để bạn theo dõi tiến độ đơn hàng. Bạn có thể cung cấp mã theo dõi này cho khách hàng để họ theo dõi gói hàng. Hầu hết khách hàng thích nhận mã theo dõi vì nhờ mã này, họ biết được ngày ước tính mà gói hàng đến nơi và giúp họ an tâm rằng sẽ nhận được đơn hàng.
Nhãn vận chuyển đi kèm thông tin theo dõi thường đắt hơn nhãn không đi kèm thông tin theo dõi. Nếu bạn muốn cung cấp nhãn vận chuyển có thông tin theo dõi cho khách hàng, đảm bảo tính đến chi phí vận chuyển cao hơn khi thiết lập giá vận chuyển.
Nếu nhà cung cấp mua nhãn vận chuyển, đảm bảo bạn biết loại mà nhà cung cấp mua.
Xác định xem bạn có cần mua nhãn vận chuyển không
Tùy theo cách thiết lập công việc kinh doanh, bạn hoặc đơn vị cung ứng sẽ mua nhãn vận chuyển. Thông thường, bên đưa lô hàng đến hãng vận chuyển là người mua nhãn vận chuyển. Nếu đơn vị cung ứng mua nhãn cho lô hàng thì thông thường, đơn vị cung ứng sẽ yêu cầu bạn trả tiền.
Những lưu ý khi vận chuyển quốc tế
Một số quốc gia có những quy định riêng về vận chuyển mà bạn cần đáp ứng để đảm bảo hàng đến được tay khách hàng. Nếu bạn không đáp ứng được những quy định này, lô hàng có thể bị hoãn gửi, bị trả lại hoặc bị hủy.
Vận chuyển đến Brazil
Thương nhân bán hàng cho khách hàng tại Brazil sẽ có trường được gắn nhãn Thông tin bổ sung trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán. Trường này chỉ hiển thị trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán tại cửa hàng trực tuyến. Trường này không hiển thị trên Shopify POS hoặc trong ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Khách hàng nhận lô hàng từ trong hay ngoài Brazil đều nhập mã số Cadastro de Pessoas Físicas (CPF) hoặc Cadastro Nacional da Pessoa Jurídica (CNPJ) vào trường này. Sau khi khách hàng đặt đơn hàng, bạn có thể tìm thấy mã số CPF/CNPJ của họ trên trang chi tiết đơn hàng. Nếu khách hàng của bạn có quốc tịch nước ngoài nhưng không có mã số CPF hoặc CNPJ, họ có thể nhập số hộ chiếu vào trường này.
Nếu bạn ở Brazil, bạn phải sử dụng mã số CPF/CNPJ khi phát hành hóa đơn đỏ cho khách hàng. Nếu bạn ở ngoài Brazil, bạn phải thêm mã số CPF/CNPJ của khách hàng vào nhãn vận chuyển. Những gói hàng không có mã số CPF/CNPJ trên nhãn vận chuyển có thể bị hủy hoặc trả lại. Mã số CPF/CNPJ không được thêm vào nhãn vận chuyển đã mua qua Shopify Shipping và phải được ghi trên nhãn vật lý sau khi in. Nếu bạn mua nhãn vận chuyển qua hãng vận chuyển bên thứ ba, hãy liên hệ với hãng vận chuyển để xác định cách thêm mã số CPF/CNPJ.
Nếu đơn vị cung ứng mua nhãn thay mặt bạn, hãy đảm bảo rằng họ thêm mã số CPF/CNPJ vào nhãn vận chuyển.
Gửi hàng đến Hàn Quốc
Thương nhân bán hàng cho khách hàng tại Hàn Quốc và vận chuyển sản phẩm từ bên ngoài Hàn Quốc sẽ có trường được gắn nhãn Thông tin bổ sung trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán. Trường này chỉ hiển thị trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán tại cửa hàng trực tuyến. Trường này không hiển thị trên Shopify POS hoặc trong ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Khách hàng nhận lô hàng từ bên ngoài Hàn Quốc nhập Mã thông quan cá nhân (Personal Customs Clearance Code - PCCC) vào trường này. Sau khi khách hàng đặt một đơn hàng, bạn có thể thấy số PCCC của họ trên trang chi tiết đơn hàng. Nếu khách hàng của bạn có quốc tịch nước ngoài nhưng không có số PCCC, họ có thể nhập số hộ chiếu vào trường này.
Nếu bạn ở ngoài Hàn Quốc, bạn phải điền số PCCC của khách hàng vào nhãn vận chuyển. Những gói hàng không có mã số PCCC trên nhãn vận chuyển có thể bị hủy hoặc trả lại. Mã số PCCC không được thêm vào nhãn vận chuyển đã mua qua Shopify Shipping và phải được ghi trên nhãn vật lý sau khi in. Nếu bạn mua nhãn vận chuyển qua hãng vận chuyển bên thứ ba, hãy liên hệ với hãng vận chuyển để xác định cách thêm mã số PCCC.
Nếu đơn vị cung ứng mua nhãn thay mặt bạn, hãy đảm bảo rằng họ thêm số PCCC vào nhãn vận chuyển.
Vận chuyển đến Ý
Thương nhân ở Ý bán hàng cho khách hàng tại Ý sẽ có hai trường được gắn nhãn Thông tin bổ sung trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán. Các trường này chỉ hiển thị trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán tại cửa hàng trực tuyến. Các trường này không hiển thị trên Shopify POS hoặc trong ứng dụng dành cho thiết bị di động.
Khách hàng tại Ý nhập mã số Codice Fiscale (CF) và Posta Elettronica Certificata (PEC) vào những trường này. Sau khi khách hàng đặt đơn hàng, bạn có thể tìm thấy mã số CF và PEC trên trang thông tin chi tiết về đơn hàng của khách.
Các trường Thông tin bổ sung không bắt buộc, vì không phải mọi giao dịch đều yêu cầu hóa đơn. Nếu bạn đang ở Ý và khách hàng nhập thông tin vào các trường này, bạn phải xuất hóa đơn cho khách hàng để tuân thủ các quy định và biện pháp kiểm soát thuế. Nếu trường đã được điền trong lúc thanh toán, biểu ngữ sẽ hiển thị trên trang thông tin chi tiết đơn hàng.
Vận chuyển đến Trung Quốc
Thương nhân bán hàng cho khách hàng tại Trung Quốc sẽ có trường được gắn nhãn Thông tin bổ sung trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán. Trường này chỉ hiển thị trên trang thanh toán trong quá trình thanh toán tại cửa hàng trực tuyến. Trường này không hiển thị trên Shopify POS hoặc trong ứng dụng dành cho thiết bị di động. Nếu khách hàng của bạn có quốc tịch nước ngoài nhưng không có số CMND/CCCD, họ có thể nhập số hộ chiếu vào trường này.
Khách hàng nhận lô hàng từ bên ngoài Trung Quốc phải nhập mã thẻ căn cước của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ID công dân) vào trường này. Sau khi khách hàng đặt đơn hàng, bạn có thể tìm số ID công dân trên trang thông tin chi tiết đơn hàng của khách.
Nếu bạn ở ngoài Trung Quốc, bạn phải thêm số căn cước công dân của khách hàng vào nhãn vận chuyển. Những gói hàng không có số căn cước công dân trên nhãn vận chuyển có thể bị hủy hoặc trả lại. Số căn cước công dân không được thêm vào nhãn vận chuyển đã mua qua Shopify Shipping và phải được ghi trên nhãn vật lý sau khi in. Nếu bạn mua nhãn vận chuyển qua hãng vận chuyển bên thứ ba, hãy liên hệ với hãng vận chuyển đó để xác định cách thêm số căn cước công dân.
Nếu đơn vị cung ứng thay bạn mua nhãn, hãy đảm bảo rằng họ thêm số căn cước công dân vào nhãn vận chuyển.