Bắt đầu sử dụng Shopify

Chào mừng đến với Shopify!

Loại sản phẩm bạn bán và diện mạo của cửa hàng trực tuyến là hai trong số những lựa chọn quan trọng nhất bạn sẽ thực hiện cho cửa hàng. Thực hiện theo các hướng dẫn này để thêm sản phẩm đầu tiên và xem sản phẩm trông như thế nào trên cửa hàng trực tuyến. Tiếp đó, tùy chỉnh chủ đề để phù hợp với thương hiệu.

Nhấp vào Start (Bắt đầu) để bắt đầu. Nếu bạn muốn bỏ qua một bước trong quá trình thiết lập, nhấp vào Skip (Bỏ qua). Bạn có thể hoàn tất bước đã bỏ qua sau đó trong trang quản trị Shopify.

Nhấp vào Save (Lưu) bất cứ khi nào thêm sản phẩm đầu tiên để lưu và xem trước hoạt động.

Thêm sản phẩm đầu tiên

Các bước thực hiện:

  1. Nhập tiêu đề cho sản phẩm.

  2. Nhập mô tả cho sản phẩm. Mô tả chi tiết sản phẩm của bạn để giúp khách hàng đưa ra quyết định khi mua sắm. Đừng sử dụng mô tả chính xác của nhà cung cấp vì bạn sẽ muốn sản phẩm của mình là độc nhất trên công cụ tìm kiếm.

  3. Thêm hình ảnh cho sản phẩm. Nhấp vào Upload image (Tải hình ảnh lên) hoặc kéo tệp hình ảnh vào hộp Images (Hình ảnh) để tải hình ảnh lên.

  4. Nhập giá cho sản phẩm. Nếu bạn muốn hiển thị giá ưu đãi của sản phẩm, hãy nhập giá ưu đãi vào trường Giá gốc. Chọn hộp kiểm Tính thuế cho sản phẩm này, nếu cần.

  5. Nhập SKU (đơn vị lưu kho) cho sản phẩm. SKU là số duy nhất được dùng để nhận dạng sản phẩm. SKU giúp bạn sắp xếp kho hàng và thực hiện đơn hàng.

  6. Nhập số mã vạch cho sản phẩm. Mã vạch bạn nhập phải là Mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) mới hoặc đã tồn tại. GTIN là mã nhận dạng duy nhất được sử dụng trên toàn cầu để lưu trữ và xác định vị trí thông tin sản phẩm. Các số UPC, EAN và ISBN là các ví dụ của GTIN, độ dài các mã này có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm. Bạn có thể tìm thấy GTIN ở phía trên hoặc phía dưới mã vạch trên bao bì sản phẩm.

  7. Nếu bạn muốn thiết lập theo dõi hàng tồn kho cho sản phẩm, chọn Shopify tracks this product's inventory (Shopify theo dõi hàng tồn kho của sản phẩm này) trong menu thả xuống Chính sách kiểm kê. Nhập giá trị số lượng cho số sản phẩm đang lưu kho. Chọn hộp kiểm Allow customers to purchase this product when it is out of stock (Cho phép khách hàng mua sản phẩm này khi hết hàng) nếu bạn muốn khách hàng có thể mua sản phẩm bất kể số lượng hàng lưu kho hiện tại là bao nhiêu.

  8. Nếu sản phẩm yêu cầu vận chuyển, chọn Sản phẩm hiện vật trong mục Vận chuyển và nhập trọng lượng vận chuyển cho sản phẩm.

  9. Chọn dịch vụ hoàn tất đơn hàng từ danh sách các dịch vụ mà cửa hàng của bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang không sử dụng dịch vụ hoàn tất đơn hàng, chọn Thủ công.

  10. Nhấp vào Add variant (Thêm mẫu mã) nếu sản phẩm có nhiều phiên bản khác nhau, chẳng hạn như kích cỡ hoặc màu sắc khác nhau. Nhập tên tùy chọn, ví dụ như Size (Kích cỡ), sau đó là các giá trị của tùy chọn, ví dụ: S, M, L và XL. Nếu bạn muốn xóa tùy chọn mẫu mã, nhấp vào nút có biểu tượng thùng rác. Để thêm loại mẫu mã khác, nhấp vào Add another option (Thêm tùy chọn khác).

  11. Xem lại hồ sơ xem trước công cụ tìm kiếm để xem sản phẩm sẽ hiển thị thế nào trong phần kết quả của công cụ tìm kiếm. Nếu bạn muốn chỉnh sửa hồ sơ, nhấp vào Edit website SEO (Chỉnh sửa SEO trang web). Bạn có thể chỉnh sửa Page title (Tiêu đề trang) cho phần kết quả của công cụ tìm kiếm, cũng như Meta description (Siêu mô tả) cùng URL and handle (URL và mã điều khiển).

  12. Chọn kênh bán hàng bạn muốn hiển thị sản phẩm. Theo mặc định, sản phẩm sẽ hiển thị trên cửa hàng trực tuyến. Nếu bạn muốn lên lịch thời điểm sản phẩm sẽ hiển thị trên cửa hàng, nhấp vào nút lịch, rồi nhập ngày và giờ đăng sản phẩm.

  13. Để giúp sắp xếp kho hàng, thêm loại sản phẩm cho sản phẩm. Sau đó, bạn có thể sử dụng loại sản phẩm để phân loại sản phẩm vào các bộ sưu tập tự động.

  14. Thêm nhà cung cấp cho sản phẩm. Nhà cung cấp là nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn bạn sử dụng cho sản phẩm. Bạn có thể lọc sản phẩm theo nhà cung cấp để có thể đẩy nhanh tốc độ đặt hàng trong kho khi bạn có nhiều sản phẩm.

  15. Thêm thẻ để mô tả sản phẩm. Thẻ là từ khóa có thể tìm kiếm được liên kết với sản phẩm. Thẻ giúp khách hàng tìm được sản phẩm bằng cách tìm kiếm trên cửa hàng trực tuyến.

  16. Nhấp vào Save (Lưu).

  17. Nhấp vào Next (Tiếp).

Tùy chỉnh chủ đề

Bằng việc sử dụng trình biên tập chủ đề, bạn có thể tùy chỉnh chủ đề của mình để tạo giao diện độc đáo cho cửa hàng. Nếu bạn muốn vào trực tiếp trang quản trị Shopify, nhấp vào Skip (Bỏ qua).

Bắt đầu tùy chỉnh chủ đề.

Bước tiếp theo

Sau khi hoàn tất tùy chỉnh chủ đề, nhấp vào Next (Tiếp) để vào trang quản trị. Tại trang này, bạn có thể thêm một số thông tin về doanh nghiệp cho cửa hàng và tiếp tục thiết lập cửa hàng.

Bạn đã sẵn sàng bán hàng với Shopify?

Dùng thử miễn phí