Thêm cài đặt doanh nghiệp cho cửa hàng

Trước khi bắt đầu thiết lập cửa hàng Shopify, bạn cần tạo một tài khoản Shopify và thêm thông tin doanh nghiệp cho cửa hàng. Bạn không cần thêm mọi thông chi tiết ngay lập tức nhưng hãy đảm bảo thêm các mục sau:

  • Tên cửa hàng
  • Tên và địa chỉ đăng ký kinh doanh
  • Múi giờ của cửa hàng
  • Loại tiền tệ mặc định của cửa hàng
  • Đơn vị trọng lượng mặc định
  • Mật khẩu để bảo vệ cửa hàng trực tuyến

Tạo tài khoản Shopify

Tạo tài khoản Shopify để bắt đầu thiết lập cửa hàng. Bạn sẽ cần nhập địa chỉ email hợp lệ và mật khẩu.

Trong quá trình tạo tài khoản, bạn được chỉ định tên miền tạo tự động myshopify.com có giao diện như thế này: 1a2b3c4-5.myshopify.com. Bạn sử dụng miền này để đăng nhập vào cửa hàng. Tên miền này cũng được coi là miền chính cho cửa hàng của bạn theo mặc định, nhưng bạn có thể mua miền tùy chỉnh để thay thế miền myshopify.com làm địa chỉ web mà khách hàng sử dụng để truy cập cửa hàng.

Bạn chỉ có thể chọn tên miền myshopify.com mới một lần.

Tên cửa hàng trực tuyến của bạn là tên hiển thị trên mọi trang thuộc trang web của bạn. Theo mặc định, tên cửa hàng của bạn sẽ là "Cửa hàng của tôi". Thông tin liên hệ bạn thêm sẽ được khách hàng và Shopify sử dụng để liên hệ với bạn.

Các bước thực hiện:

Đặt hoặc đổi tên pháp lý và địa chỉ doanh nghiệp

Tên pháp lý và địa chỉ doanh nghiệp sẽ hiển thị trên hóa đơn của bạn. Với tên và địa chỉ chính xác trên hóa đơn Shopify, bạn sẽ có thể khai báo Shopify là một chi phí kinh doanh.

Các bước thực hiện:

Đặt hoặc thay đổi múi giờ của cửa hàng

Chọn đơn vị tiền tệ của cửa hàng

Trong trang cài đặt Chi tiết về cửa hàng của trang quản trị Shopify, bạn có thể lựa chọn đơn vị tiền tệ mà cửa hàng sử dụng (ví dụ: USD, EUR, CAD, AUD, JPY).

Nếu bạn dùng Shopify Payments làm cổng thanh toán thẻ tín dụng và muốn đổi đơn vị tiền tệ, bạn phải thay đổi cài đặt tài khoản ngân hàng và đơn vị tiền tệ mà Shopify Payments sử dụng.

Các bước thực hiện:

  1. Nhấp vào Save (Lưu).

Hiển thị nhiều đơn vị tiền tệ

Nếu sử dụng Shopify Payments, bạn có thể thiết lập cửa hàng để bán bằng nhiều đơn vị tiền tệ. Khách hàng có thể duyệt xem cửa hàng trực tuyến của bạn và thanh toán bằng đơn vị tiền tệ địa phương ưu tiên của họ.

Nếu không sử dụng Shopify Payments, bạn có thể tùy chỉnh chủ đề để bao gồm nhiều đơn vị tiền tệ trên cửa hàng trực tuyến cho mục đích hiển thị. Khách hàng chỉ có thể thanh toán bằng đơn vị tiền tệ bạn đã đặt trên trang cài đặt Chi tiết cửa hàng trong mục Đơn vị tiền tệ của cửa hàng.

Để tìm hiểu thêm về việc sử dụng chủ đề để hiển thị nhiều đơn vị tiền tệ trong cửa hàng trực tuyến, hãy tham khảo mục hỗ trợ nhiều đơn vị tiền tệ trong chủ đề.

Thiết lập hoặc thay đổi đơn vị trọng lượng mặc định của cửa hàng

Bạn có thể chọn một trong những đơn vị trọng lượng mặc định dưới đây:

  • Pound (lb) - Hệ đo lường Anh
  • Ounce (oz) - Hệ đo lường Anh
  • Kilogam (kg) - Hệ mét
  • Gam (g) - Hệ mét

Chọn đơn vị trọng lượng phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Đây chỉ là giá trị mặc định và bạn có thể thay đổi tùy theo từng sản phẩm.

Các bước thực hiện:

Cài đặt và cập nhật siêu dữ liệu của trang chủ

Siêu dữ liệu, như tiêu đề và siêu mô tả trang, được hiển thị trong phần kết quả của công cụ tìm kiếm. Điều này không ảnh hưởng tới khả năng tên cửa hàng của bạn xuất hiện trong danh sách kết quả của công cụ tìm kiếm, tuy nhiên siêu mô tả hay sẽ có thể làm tăng cơ hội khách truy cập nhấp vào cửa hàng của bạn. Đây là cách hay để có thêm lưu lượng truy cập.

Tiêu đề và mô tả tóm tắt dành cho mỗi trang phải là duy nhất, đồng thời phải mô tả nội dung của trang này. Với mỗi sản phẩm, trang hay blog trên trang quản trị Shopify, sẽ có phần công cụ tìm kiếm để nhập thông tin bạn muốn hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm.

Tiêu đề giới hạn trong 70 ký tự. Không phải mọi công cụ tìm kiếm đều rút gọn kết quả khi đã đạt tới giới hạn ký tự, nhưng hầu hết sẽ lược bớt cả từ thay vì ngắt giữa từ để dễ dàng đọc hiểu.

Bạn có thể xem trước cách trang hiển thị dưới dạng kết quả tìm kiếm trên trang kết quả của Google.

Các bước thực hiện:

  1. Trong phần Quản trị viên Shopify, vào mục Cửa hàng trực tuyến > Tùy chọn.

  2. Trong mục Title and meta description (Tiêu đề và siêu mô tả), nhập siêu dữ liệu cho trang chủ tại Homepage title (Tiêu đề trang chủ) và Homepage meta description (Siêu mô tả trang chủ).

  1. Nhấp vào Save (Lưu).

Câu hỏi thường gặp

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để trống thẻ tiêu đề?

Chủ đề sẽ sử dụng tên cửa hàng rồi đến tiêu đề nội dung hoặc sử dụng tiêu đề nội dung rồi đến tên cửa hàng. Dù sao nếu bạn đã muốn như vậy thì bạn hoàn toàn không cần thiết phải sửa thẻ tiêu đề.

  • Thẻ tiêu đề nằm ở đâu trong chủ đề Shopify? Có phải tôi không thể sửa trực tiếp trang HTML của thẻ tiêu đề?

Thẻ tiêu đề chỉ có trong một tệp của chủ đề Shopify: theme.liquid. Tệp theme.liquid được sử dụng trên từng trang của trang web của bạn. Thẻ Liquid xuất ra thẻ tiêu đề trong tệp theme.liquid{{ page_title }}.

Trang web của bạn không phải trang HTML tĩnh để bạn có thể sửa dần từng mục một. Nội dung sẽ được xuất dưới dạng động theo mẫu phù hợp.

  • Nhân viên của tôi muốn sửa trực tiếp trang web thay vì sửa tệp theme.liquid. Truy cập FTP đến trang web của tôi để sửa HTML trong mỗi trang bằng cách nào?

Không có quyền truy cập FTP đến trang web của bạn. Mã của thẻ tiêu đề nằm trong tệp theme.liquid của bạn. Mã này sẽ nằm trong đoạn đầu tại theme.liquid. Để biết thêm thông tin về Liquid, hãy tham khảo hướng dẫn cách SEO cho nhà thiết kế chủ đề.

  • Tôi đã sửa thẻ tiêu đề. Tại sao tôi không xem được sự thay đổi khi truy cập Google?

Có thể mất vài tuần để bạn thấy những nội dung chỉnh sửa hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm cần có thời gian để quét dữ liệu và lập lại chỉ mục cho nội dung của bạn.

Định dạng ID đơn hàng

ID đơn hàng đầu tiên của bạn theo mặc định sẽ có định dạng #1001. ID của các đơn hàng sau sẽ tăng dần thêm 1 đơn vị.

Bạn không thể thay đổi số đơn hàng bắt đầu (1001) nhưng để tùy chỉnh định dạng ID đơn hàng, bạn có thể thêm hoặc sửa tiền tố và hậu tố của ID đơn hàng.

Thêm hoặc chỉnh sửa tiền tố của ID đơn hàng

Bạn có thể xóa # trong trường Tiền tố hoặc thay thế bằng bất kỳ ký tự nào từ A-Z, 0-9 hoặc ký hiệu. Bạn có thể thay thế bằng nhiều ký tự nếu muốn.

Các bước thực hiện:

Thêm hoặc sửa hậu tố của ID đơn hàng

Bạn có thể xóa # trong trường Hậu tố hoặc thay thế bằng bất kỳ ký tự nào từ A-Z, 0-9 hoặc ký hiệu. Bạn có thể thay thế bằng nhiều ký tự nếu muốn.

Các bước thực hiện:

Chọn tên miền myshopify.com mới

Khi bạn đăng ký Shopify, hệ thống sẽ tạo tên miền mặc định myshopify.com cho bạn. Miền này sẽ luôn hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt web khi bạn đang ở trang quản trị Shopify và là địa chỉ cửa hàng mặc định hiển thị cho khách hàng.

Nếu muốn làm nổi bật thương hiệu của mình với khách hàng duyệt xem cửa hàng, bạn có một số tùy chọn khác:

  • Bạn có thể mua và thêm miền tùy chỉnh. Khi bạn sử dụng miền tùy chỉnh làm miền chính, tên miền myshopify.com của bạn sẽ không hiển thị với khách hàng và chỉ được bạn và nhân viên sử dụng khi đăng nhập vào trang quản trị Shopify.
  • Bạn có thể chọn tên miền myshopify.com mới miễn phí để hiển thị cho khách hàng, nhưng chỉ có thể thực hiện điều này một lần.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào Cài đặt > Miền.
  2. Trên trang Miền , nhấp vào Đổi sang miền myshopify.com mới bên cạnh tên miền mặc định.
  3. Nhập tên mới, sau đó nhấp vào Thêm miền.

Miền myshopify.com mới sẽ tự động được đặt làm miền chính mới, còn miền myshopify.com cũ sẽ tự động chuyển hướng đến miền mới. Không cần tạo thêm lần chuyển hướng URL.

Bước tiếp theo

Sau khi bạn đã thiết lập thông tin doanh nghiệp, giờ là lúc bắt tay vào xây dựng cửa hàng.

Bạn đã sẵn sàng bán hàng với Shopify?

Dùng thử miễn phí