Quản lý thông tin nhà cung cấp

Nhà cung cấp thể hiện nơi gửi hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bạn bán. Nếu tự tạo tất cả sản phẩm của mình thì bạn sẽ là nhà cung cấp duy nhất. Tuy nhiên, nếu bạn bán sản phẩm từ nhiều nguồn thì việc quản lý thông tin nhà cung cấp có thể giúp bạn tinh gọn các hoạt động, theo dõi nguồn hàng trong kho và tối ưu hóa chiến lược bán hàng tổng thể.

Nhà cung cấp liên quan đến sản phẩm có thể là bạn hoặc thương nhân khác. Ví dụ: Nếu bạn bán mật ong và tự làm sản phẩm mật ong của mình, bạn sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp tất cả mặt hàng. Tuy nhiên, nếu bạn tìm nguồn mặt hàng mật ong từ nhiều trang trại thì mỗi trang trại bạn mua mật ong sẽ trở thành một nhà cung cấp riêng biệt trong hệ thống của bạn.

Bạn có thể sử dụng thông tin nhà cung cấp trên trang quản trị Shopify để tinh gọn các tác vụ như sắp xếp, phân loại và lọc sản phẩm, cũng như tạo báo cáo dựa trên nhà cung cấp. Dù bạn xử lý khâu tạo ra sản phẩm một mình hay hợp tác với nhiều đơn vị cung ứng thì việc quản lý chi tiết nhà cung cấp cũng sẽ mang lại nhiều thông tin chuyên sâu giá trị cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Lợi ích của việc quản lý thông tin nhà cung cấp

Ngoài việc đảm bảo dữ liệu sản phẩm trên Shopify đầy đủ và toàn diện nhất có thể, việc thêm thông tin nhà cung cấp còn có thể mang lại những lợi ích sau:

  • Theo dõi hàng tồn kho: Bằng cách liên kết nhà cung cấp với các sản phẩm cụ thể, bạn có thể theo dõi nhà cung cấp nào cung ứng mặt hàng nào. Thông tin này rất cần thiết để bổ sung các mặt hàng phổ biến vào kho và quản lý các mối quan hệ với đơn vị cung ứng một cách hiệu quả.
  • Đánh giá hiệu suất: Khi chỉ định nhà cung cấp cho sản phẩm, bạn có thể phân tích xu hướng bán hàng và đánh giá hiệu suất của từng nhà cung cấp. Dữ liệu này có thể giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt về hoa hồng hoặc ưu đãi dựa trên doanh số sản phẩm.

Sử dụng nhà cung cấp sản phẩm trên trang quản

Trên trang quản trị Shopify, bạn có thể tạo nhà cung cấp và chỉ định họ cho các sản phẩm trong mục Sắp xếp sản phẩm của từng trang chi tiết sản phẩm. Sau đây là ví dụ về cách sử dụng thông tin nhà cung cấp hiệu quả:

  • Chỉ định nhà cung cấp: Bạn có thể chỉ định mỗi sản phẩm cho một nhà cung cấp. Nếu sản phẩm mới chưa được chỉ định nhà cung cấp thì trường Nhà cung cấp sẽ mặc định là tên cửa hàng của bạn.
  • Phân loại và lọc: Bạn có thể sử dụng giá trị Nhà cung cấp sản phẩm để phân loại và lọc danh sách sản phẩm cũng như tạo báo cáo tùy chỉnh dựa trên nhà cung cấp.

Phân loại sản phẩm theo nhà cung cấp

Bạn có thể phân loại sản phẩm trong danh sách sản phẩm bằng tùy chọn phân loại Nhà cung cấp để giúp sắp xếp sản phẩm trong danh sách sản phẩm trên trang quản trị Shopify xuôi hoặc ngược theo thứ tự bảng chữ cái. Tính năng phân loại này không ảnh hưởng đến thứ tự hiển thị sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến. Tìm hiểu thêm về tìm kiếm sản phẩm và lọc danh sách sản phẩm.

Bước:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Sản phẩm.

  2. Nhấp vào tiêu đề cột Nhà cung cấp.

Lọc sản phẩm theo nhà cung cấp

Theo mặc định, tất cả sản phẩm sẽ hiển thị trong danh sách Sản phẩm. Bạn có thể sử dụng bộ lọc Nhà cung cấp sản phẩm để chỉ hiển thị sản phẩm liên quan đến nhà cung cấp cụ thể trong danh sách sản phẩm. Tìm hiểu thêm về tìm kiếm sản phẩm và lọc danh sách sản phẩm.

Bước:

  1. Trong trang quản trị Shopify, vào mục Sản phẩm.

  2. Nhấp vào biểu tượng tìm kiếm và lọc.

  3. Nhấp vào menu Nhà cung cấp sản phẩm.

  4. Chọn nhà cung cấp bạn muốn hiển thị trong danh sách.

  5. Không bắt buộc: Để sắp xếp nhà cung cấp xuôi hoặc ngược theo thứ tự bảng chữ cái, nhấp vào tiêu đề cột Nhà cung cấp.

  6. Không bắt buộc: Để lưu chế độ xem này, nhấp vào Lưu thành để nhập tên cho chế độ xem được lưu, sau đó nhấp vào Lưu chế độ xem.

Phân loại và lọc báo cáo theo nhà cung cấp

Bạn có thể phân loại và lọc báo cáo theo nhà cung cấp trên trang quản trị Shopify. Không phải loại báo cáo nào cũng có sẵn nhà cung cấp sản phẩm làm bộ lọc, bởi vì không phải mọi loại báo cáo đều hiển thị dữ liệu tập trung vào sản phẩm. Ví dụ: Không thể phân loại hoặc lọc báo cáo Thu hút khách hàng và Thói quen khách hàng theo nhà cung cấp.

Bước:

  1. Trên trang quản trị Shopify, vào mục Phân tích > Báo cáo.
  2. Nhấp vào báo cáo bạn muốn lọc theo nhà cung cấp.
  3. Nhấp vào biểu tượng Cột và chọn Nhà cung cấp sản phẩm để hiển thị nhà cung cấp đó dưới dạng cột trong báo cáo.
  4. Không bắt buộc: Để sắp xếp dữ liệu báo cáo theo nhà cung cấp xuôi hoặc ngược theo thứ tự bảng chữ cái, nhấp vào tiêu đề cột Nhà cung cấp sản phẩm.
  5. Không bắt buộc: Để lọc dữ liệu báo cáo theo nhà cung cấp, nhấp vào biểu tượng bộ lọc rồi chọn Nhà cung cấp sản phẩm làm bộ lọc. Điều chỉnh bộ lọc để thêm hoặc loại bỏ một nhà cung cấp cụ thể, sau đó nhấp vào Áp dụng bộ lọc.

Chỉnh sửa hàng loạt nhà cung cấp

Tương tự như thông tin sản phẩm khác, bạn có thể chỉnh sửa hàng loạt thông tin nhà cung cấp sản phẩm bằng trang chỉnh sửa hàng loạt hoặc tệp CSV.

Hiển thị nhà cung cấp sản phẩm trong cửa hàng trực tuyến

Thông tin nhà cung cấp sản phẩm hiển thị trong cửa hàng trực tuyến có thể sẽ hữu ích đối với khách hàng khi họ muốn tìm kiếm sản phẩm từ một nhà cung cấp hoặc thương hiệu cụ thể mà bạn bán.

Trong tất cả chủ đề do Shopify xây dựng, bạn có thể hiển thị thông tin nhà cung cấp trên nhiều mẫu trang bằng các mục hoặc khối theo những cách sau:

  • Trong mục Bộ sưu tập nổi bật, chọn Hiển thị nhà cung cấp để hiển thị thông tin nhà cung cấp cho từng sản phẩm trong lưới sản phẩm.
  • Trong mục Sản phẩm nổi bật, thêm khối Văn bản, sau đó nhấp vào biểu tượng Kết nối nguồn động. Chọn Nhà cung cấp để hiển thị linh động nhà cung cấp cho sản phẩm nổi bật.

Đối với chủ đề bên thứ ba, bạn nên tham khảo tài liệu hỗ trợ dành cho chủ đề hoặc liên hệ với nhà phát triển chủ đề. Tìm hiểu thêm về nơi tìm kiếm hỗ trợ về chủ đề.

Nhà cung cấp trong các tính năng khác của Shopify

Thuật ngữ nhà cung cấp được dùng trong các tính năng khác của Shopify và không nhất thiết liên quan đến trường Nhà cung cấp trong phần chi tiết sản phẩm. Một số tính năng khác của Shopify liên quan đến nhà cung cấp bao gồm:

  • Shopify Bill Pay: Thương nhân ở một số khu vực có thể lưu giữ hóa đơn và thanh toán cho nhà cung cấp mà bạn mua hàng hoặc dịch vụ từ họ trong phần bên phải của trang quản trị Shopify. Những nhà cung cấp này không liên quan đến danh sách sản phẩm trên trang quản trị Shopify. Tìm hiểu thêm về quản lý nhà cung cấp thông qua Shopify Bill Pay.
  • Stocky: Stocky dành cho Shopify POS tự động nhập nhà cung cấp sản phẩm từ trang quản trị Shopify, nhưng bạn có thể dùng ứng dụng này để tạo hồ sơ nhà cung cấp chi tiết hơn, gọi là đơn vị cung ứng. Việc tạo đơn vị cung ứng trong Stocky giúp bạn kiểm soát hàng trong kho hiệu quả hơn vì sản phẩm có thể được chỉ định cho nhiều đơn vị cung ứng. Tìm hiểu thêm về nhà cung cấp và đơn vị cung ứng trong Stocky.
  • B2B (chỉ Plus): Nếu bạn là nhà bán buôn và khách hàng là nhà cung cấp thì bạn có thể thiết lập họ trở thành công ty và chỉ định cho họ các hạng mục giá duy nhất cho sản phẩm. Tìm hiểu thêm về công ty B2B.

Bạn đã sẵn sàng bán hàng với Shopify?

Dùng thử miễn phí