Trang

Nếu có cửa hàng trực tuyến Shopify, bạn có thể tạo trang web trong trang quản trị Shopify. Trang web có chứa thông tin hiếm khi thay đổi hoặc thông tin mà khách hàng thường xuyên tham khảo, như trang "Giới thiệu" hoặc trang "Liên hệ". Tìm hiểu thêm về nội dung cần đưa vào trang "Giới thiệu".

Bạn cũng có thể thêm blog vào cửa hàng trực tuyến để đăng những nội dung bạn sẽ cập nhật thường xuyên hoặc nếu bạn muốn khuyến khích khách truy cập để lại ý kiến phản hồi.


Thêm trang web mới vào cửa hàng trực tuyến

Các bước thực hiện:

Thêm nội dung vào trang web

Trình soạn thảo văn bản đa dạng thức hiển thị văn bản trong trường Nội dung với kiểu cách giống như khi hiển thị trực tuyến. Bạn có thể định dạng văn bản và thay đổi màu chữ bằng cách chọn các tùy chọn trong trình soạn thảo văn bản đa dạng thức. Bạn cũng có thể chèn các thành phần sau vào trang:

  • liên kết
  • bảng
  • hình ảnh
  • video

Tìm hiểu thêm về trình soạn thảo văn bản đa dạng thức.

Để sửa mã HTML cho trang, hãy nhấp vào nút Hiển thị HTML để xem nội dung HTML và thay đổi nếu cần:

Shopify - hiển thị show html trong trình soạn thảo trang

Hãy nhớ nhấp vào Lưu bất cứ khi nào bạn muốn lưu những thay đổi đã thực hiện cho nội dung trang.

Thêm liên kết vào trang

Bạn có thể thêm liên kết vào trang để hướng khách hàng đến trang khác trên cửa hàng trực tuyến của mình hoặc đến trang web khác trên internet.

Các bước thực hiện:

  1. Trong trường Nội dung, nhập văn bản để chuyển thành liên kết.

  2. Tô sáng văn bản của liên kết rồi nhấp vào nút Chèn liên kết:

Shopify - chèn liên kết trang

  1. Nhập địa chỉ web vào trường Liên kết đến. Nhập Tiêu đề liên kết có tính mô tả để giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và khả năng truy cập.

  2. Nhấp vào Save (Lưu).

Thêm bản đồ Google vào trang

Bạn có thể thêm bản đồ Google cho một địa chỉ vào trang trong cửa hàng trực tuyến của mình. Ví dụ: Bạn nên thêm bản đồ vào trang Giới thiệu để hiển thị địa điểm bán lẻ của mình:

  1. Trong Google Maps, nhập địa chỉ bạn muốn đưa lên bản đồ.

  2. Nhấp vào biểu tượng Chia sẻ để mở các tùy chọn chia sẻ.

  3. Nhấp vào Embed map (Bản đồ nhúng) để tạo mã nhúng.

  4. Chọn kích thước bản đồ bạn muốn, sau đó sao chép mã vào hộp văn bản. Mã bắt đầu bằng <iframe src= và là một thẻ viết bằng HTML để nhúng bản đồ.

  1. Nhấp vào tiêu đề của trang bạn muốn hiển thị bản đồ trên đó.

  2. Trong thanh công cụ Nội dung, nhấp vào nút Hiển thị HTML để xem mã HTML cho trang của bạn:

    Shopify - show html toolbar

  3. Dán mã bạn đã sao chép từ Google Maps vào hộp Nội dung. Bạn có thể nhúng bản đồ vào cuối trang bằng cách dán mã sau những nội dung hiện có hoặc vào bất kỳ vị trí nào khác trên trang.

  4. Nhấp vào Hiển thị trình soạn thảo để trở về trình soạn thảo trang từ trình xem HTML và xem trước bản đồ của bạn.

  5. Nhấp vào Save (Lưu).

Chỉnh sửa trang web

Bạn có thể sửa trang trong Shopify nếu bạn muốn sửa lỗi chính tả, thêm thông tin mới hoặc thay đổi nội dung.

Các bước thực hiện:

  1. Nhấp vào tiêu đề của trang web.

  2. Thay đổi nội dung và cài đặt hiện tại của trang.

  3. Nhấp vào Lưu. Truy cập vào trang trong cửa hàng trực tuyến để đảm bảo mọi thay đổi đều xuất hiện. Bạn có thể phải tải lại trình duyệt để xem những thay đổi đã lưu.

Chỉnh sửa cách liệt kê kết quả của công cụ tìm kiếm cho trang web

Bạn có thể sửa cách trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để giúp khách hàng tìm được trang cũng như khuyến khích họ nhấp vào liên kết.

Các bước thực hiện:

  1. Nhấp vào tiêu đề của trang web.

  2. Trong mục Search engine listing preview (Xem trước hồ sơ công cụ tìm kiếm), nhấp vào Edit website SEO (Chỉnh sửa SEO của trang web).

  3. Trong trường Page title (Tiêu đề trang), nhập tiêu đề mô tả. Tiêu đề này sẽ hiểu thị dưới dạng liên kết trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Bạn có thể nhập tới 55 ký tự trong tiêu đề.

  4. Nhập mô tả cho hồ sơ công cụ tìm kiếm. Hãy nhớ thêm từ khóa liên quan để giúp khách hàng tìm thấy liên kết của bạn và nhớ thêm tên doanh nghiệp. Bạn có thể nhập tới 320 ký tự trong nội dung mô tả.

  1. Bạn có thể chỉnh sửa địa chỉ web trong mục URL and handle (URL và mã điều khiển). Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần thay đổi địa chỉ web. Nếu bạn thực hiện thay đổi, hãy đảm bảo thiết lập chuyển hướng URL từ địa chỉ web cũ. URL không thể chứa dấu cách. Mã điều khiển được sử dụng trong thiết kế chủ đề.
  2. Nhấp vào Save (Lưu).

Xóa trang web

Các bước thực hiện:

  1. Nhấp vào tiêu đề của trang web bạn muốn xóa.

  2. Nhấp vào Delete page (Xóa trang).

  3. Nhấp vào Delete (Xóa).

Nếu bạn xóa trang web sử dụng trong menu điều hướng của cửa hàng, mục menu tương ứng cũng sẽ bị xóa. Ví dụ, nếu bạn xóa trang Wholesale Inquiries (Câu hỏi về bán buôn) sử dụng trong mục menu Bán buôn, cả hai sẽ bị xóa.

Bạn cũng có thể dùng Thao tác hàng loạt để xóa nhiều trang cùng lúc.

Đăng hoặc hủy đăng hàng loạt trang web

Bạn có thể kiểm soát các trang được đăng trên cửa hàng trực tuyến bằng cách sử dụng menu thả xuống Thao tác trong Shopify. Menu này cho phép bạn đăng hoặc hủy đăng nhiều trang cùng lúc, menu này khá tiện lợi nếu bạn truy cập Shopify từ nền tảng thương mại điện tử hoặc trang web khác hay khi tải lên một loạt tài liệu viết sẵn.

Đăng trang hàng loạt

  1. Đánh dấu vào hộp bên cạnh mỗi trang bạn muốn đăng.

  2. Nhấp vào menu thả xuống Thao tác, rồi chọn Hiển thị các trang đã chọn. Bây giờ, bạn sẽ xem được các trang web trên cửa hàng trực tuyến của mình.

  3. Thêm liên kết đến trang web mới trong menu để khách hàng có thể tìm được trang.

Hủy đăng trang hàng loạt

  1. Đánh dấu vào hộp bên cạnh mỗi trang bạn muốn hủy đăng trên cửa hàng trực tuyến.

  2. Nhấp vào menu thả xuống Thao tác, rồi chọn Ẩn các trang đã chọn.

  3. Gỡ liên kết đến trang we khỏi menu.

Trang Giới thiệu

Nếu quyết định đưa trang "About Us (Giới thiệu)" vào nội dung cửa hàng trực tuyến, bạn có thể sử dụng trang này để kể câu chuyện doanh nghiệp và giúp khách hàng kết nối với thương hiệu.

Cân nhắc mục tiêu của trang About Us (Giới thiệu)

Khi viết trang "About Us (Giới thiệu)", cân nhắc các mục tiêu sau:

  • Tính khuyến khích - Cân nhắc những nội dung bạn muốn khách hàng thực hiện và cảm nhận sau khi đọc trang. Ví dụ: Bạn muốn truyền cảm hứng để khách hàng tham gia danh sách gửi thư nhằm tìm hiểu thêm về nhà sản xuất của sản phẩm hoặc bạn muốn sử dụng các sản phẩm bản giới hạn để gây hứng thú cho khách hàng để qua đó, họ sẽ theo dõi bạn trên phương tiện truyền thông xã hội.
  • Tính chân thực - Kể câu chuyện doanh nghiệp bằng giọng điệu độc đáo, chân thật. Nếu có thể, lồng ghép các giá trị thúc đẩy doanh nghiệp, quá trình phát triển và những thách thức phải đối mặt cũng như các mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ: Bạn có thể kể chuyện phát hiện ra nhu cầu về sản phẩm theo trải nghiệm cá nhân. Nếu bạn thấy khó khi phải viết bằng giọng điệu chân thực, hãy thử ghi âm, rồi chép lại làm bản nháp đầu tiên.
  • Tính hấp dẫn - Sử dụng hình ảnh hoặc video xen kẽ trong bài viết, giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp. Ví dụ: Bạn có thể cung cấp ảnh của các thành viên trong doanh nghiệp hoặc video chứng thực từ những khách hàng từng làm việc với doanh nghiệp.

Không cần phải hoàn hảo hóa trang "Giới thiệu". Khi doanh nghiệp phát triển và thay đổi theo thời gian, bạn có thể cập nhật nội dung liên quan đến khách hàng cho trang này.

Thông tin nên đưa vào trang About Us (Giới thiệu)

Khi viết trang "About Us (Giới thiệu)", bạn cần đưa thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc khách hàng của mình để khuyến khích khách hàng. Không cần đưa tất cả mọi thông tin về doanh nghiệp nhưng cần cân nhắc xem những nội dung sau có giúp trang "About Us (Giới thiệu)" của bạn thú vị hơn không:

  • Sản phẩm bạn bán - bất kỳ khía cạnh nào khiến sản phẩm trở nên khác biệt
  • Lý do bạn bán sản phẩm - sứ mệnh hoặc giá trị của doanh nghiệp
  • Giới thiệu - công ty, người sáng lập hoặc nhà sản xuất
  • Đối tượng khách hàng - phương thức triển khai dịch vụ khách hàng hoặc để khiến khách hàng hài lòng
  • Vì sao bạn khác biệt - chuyên môn cụ thể, chứng thực của khách hàng hoặc dịch vụ bổ sung

Đừng quên đưa ra yêu cầu cụ thể cho khách hàng sao cho phù hợp với mục tiêu của trang, đây còn được gọi là lời kêu gọi hành động. Ví dụ: Bạn có thể đặt biểu mẫu đăng ký nhận bản tin hoặc các nút theo dõi phương tiện truyền thông xã hội trên trang.

Thêm trang About Us (Giới thiệu) vào cửa hàng trực tuyến Shopify

Sau khi viết xong bản nháp cho trang "Giới thiệu", bạn có thể nhờ người khác đọc, cho ý kiến đóng góp và chỉ ra lỗi trong bài viết. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể thêm trang vào cửa hàng trực tuyến để chia sẻ câu chuyện với khách hàng.

Các bước thực hiện:

  1. Nhập tiêu đề và nội dung cho trang.

  2. Trong mục Visibility (Hiển thị), chọn thời điểm đăng trang. Theo mặc định, trang web mới của bạn sẽ hiển thị khi bạn nhấp vào Save (Lưu). Chọn tùy chọn Hidden (Ẩn) nếu bạn muốn ẩn trang web mới khỏi cửa hàng trực tuyến hoặc nhấp vào Set a specific publish date (Đặt ngày đăng cụ thể) để chọn thời điểm đăng trang web.

  3. Nhấp vào Save (Lưu).

Sau khi tạo trang "Giới thiệu", bạn cần thêm liên kết đến trang đó từ menu điều hướng của cửa hàng trực tuyến để trang hiển thị trong menu.

Bạn đã sẵn sàng bán hàng với Shopify?

Dùng thử miễn phí