Tài liệu tham khảo thuế Liên minh châu Âu

Các quốc gia trong Liên minh châu Âu và Vương Quốc Anh tính thuế giá trị gia tăng hay GTGT. Thuế GTGT của Liên minh châu Âu được tính theo địa điểm nhận hàng, nghĩa là khách hàng bị thu thuế dựa trên vị trí của họ. Giá trị tối thiểu của thuế này là 15% nhưng mỗi quốc gia thành viên sẽ tự đặt thuế suất riêng.

Bắt buộc phải có số thuế GTGT, còn được gọi là mã số thuế giá trị gia tăng (VATIN), để thu thuế GTGT. Mã số này do cơ quan thuế của quốc gia thành viên cấp sau khi bạn đăng ký với họ.

Từ ngày 01 tháng 07 năm 2021, ngưỡng bán hàng từ xa dành cho từng quốc gia không còn áp dụng. Thay vào đó, một ngưỡng bán hàng từ xa duy nhất sẽ được áp dụng cho toàn bộ Liên minh châu Âu.

  • Khách hàng tại quốc gia cư trú của bạn sẽ phải chịu thuế suất GTGT của quốc gia bạn.
  • Đối với khách hàng tại các quốc gia Liên minh Châu Âu bên ngoài quốc gia của bạn, thuế suất được xác định dựa trên việc bạn có vượt quá ngưỡng đăng ký thuế hay không.
    • Nếu có tổng doanh thu gộp đối với tất cả quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu dưới 10.000 EUR, bạn có thể chọn thu thuế suất GTGT của quốc gia cư trú tại các quốc gia Liên minh châu Âu khác và nộp thuế GTGT cho chính phủ của quốc gia cư trú. Nếu chọn thu thuế suất GTGT của quốc gia cư trú đối với tất cả các giao dịch bán tại Liên minh châu Âu, bạn có thể cần đăng ký miễn thuế dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ với cơ quan thuế địa phương. Nếu bạn không chắc mình cần đăng ký hay không, hãy tham khảo ý kiến của cơ quan thuế địa phương hoặc chuyên gia về thuế.
    • Nếu doanh thu gộp đối với tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu khác của bạn từ 10.000 EUR trở lên, bạn cần thu thuế suất GTGT tại địa điểm của khách hàng đối với tất cả giao dịch bán hàng sang quốc gia khác.

Quy tắc One-Stop Shop (OSS) mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021. Quy tắc OSS cho phép thương nhân thu và nộp thuế GTGT đối với các giao dịch bán tại tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu thay vì đăng ký riêng cho từng quốc gia thành viên.

Tài liệu tham khảo về thuế dành cho các quốc gia thành viên thuộc Liên minh châu Âu và Vương Quốc Anh

Châu Âu

Danh sách quốc gia thành viên và cơ quan thuế của Liên minh châu Âu
Quốc gia thành viên Cơ quan thuế
Áo Bộ Tài chính Liên bang Cộng hòa Áo
Bỉ Dịch vụ công Liên bang - Tài chính
Bulgaria Sở thuế quốc gia Cộng hòa Bulgaria
Croatia Bộ Tài chính Cộng hòa Croatia - Cục Quản lý thuế
Đảo Síp Cục thuế Cộng hòa Síp
Cộng hòa Séc Cục quản lý Tài chính của Cộng hòa Séc
Đan Mạch Cục thuế Đan Mạch
Estonia Hội đồng Thuế và Hải quan Cộng hòa Estonia
Phần Lan Cục Quản lý thuế Phần Lan
Pháp Bộ Tài chính Pháp
Đức Cục thuế Liên bang Đức
Hy Lạp Cục thuế công độc lập
Hungary Cục quản lý Thuế và Hải quan quốc gia
Ireland Cục Thuế và Hải quan Ireland
Ý Cơ quan Thuế Ý
Latvia Sở Thuế vụ Tiểu bang Latvia
Lithuania Cục thanh tra Thuế Tiểu bang thuộc Bộ Tài chính của Cộng hòa Lithuania
Luxembourg Cục Thuế nội địa Luxembourg
Malta Ủy viên Thuế vụ
Hà Lan Cục quản lý Thuế và Hải quan
Na Uy Cục quản lý Thuế Na Uy
Ba Lan Cục quản lý Thuế quốc gia
Bồ Đào Nha Cục Thuế và Hải quan Bồ Đào Nha
Romania Cục quản lý Tài chính quốc gia
Slovakia Cục tài chính Cộng hòa Slovakia
Slovenia Cục quản lý Tài chính của Cộng hòa Slovenia
Tây Ban Nha Cục Thuế Tây Ban Nha
Thụy Điển Cục Thuế Thụy Điển

Vương quốc Anh

Cơ quan thuế Vương quốc Anh
Quốc gia Cơ quan thuế
Vương quốc Anh Cục Thuế và Hải Quan Anh

Quy tắc One-Stop Shop

Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021, các quy tắc One Stop Shop được áp dụng, cho phép thương nhân đơn giản hóa việc thu và nộp thuế GTGT đối với các giao dịch bán hàng sang các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

  • Quy tắc One-Stop Shop (OSS) hay OSS trong Liên minh dành cho thương nhân trong Liên minh châu Âu có giao dịch bán hàng sang các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu khác yêu cầu thương nhân phải thu và nộp thuế GTGT theo quốc gia nhận hàng. Sau ngày 01 tháng 7 năm 2021, bạn có thể áp dụng quy tắc OSS nếu doanh số hằng năm tại tất cả các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu từ 10.000 EUR trở lên.

    • Nếu doanh số hằng năm của bạn tại tất cả các quốc gia thành viên khác của Liên minh châu Âu dưới 10.000 EUR, bạn có thể áp dụng chính sách miễn thuế dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ để tính thuế suất GTGT địa phương hoặc đăng ký OSS nếu muốn thu thuế GTGT dựa trên địa điểm của khách hàng.
  • Quy tắc Import One-Stop Shop (IOSS), còn được gọi là OSS ngoài Liên minh, dành cho thương nhân bên ngoài Liên minh châu Âu bán cho khách hàng tại mọi quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu. Sau ngày 01 tháng 07 năm 2021, bạn có thể áp dụng quy tắc IOSS nếu ở ngoài Liên minh châu Âu và bán cho khách hàng tại quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và bạn không muốn khách hàng bị tính thuế khi giao hàng.

    • Khi áp dụng IOSS, bạn có thể chọn thu thuế GTGT cho đơn hàng từ 150 EUR trở xuống khi thanh toán để khách hàng không phải trả tiền thuế khi giao hàng.

Ví dụ: Bạn có một địa điểm ở Thụy Điển và một địa điểm ở Hoa Kỳ. Bạn sử dụng quy tắc OSS dành cho đơn hàng được vận chuyển từ Thụy Điển đến khách hàng tại Liên minh châu Âu và quy tắc IOSS dành cho đơn hàng được vận chuyển từ Hoa Kỳ đến khách hàng tại Liên minh châu Âu.

Trong trang quản trị Shopify, bạn nhập đăng ký OSS. Không hỗ trợ sử dụng OSS và IOSS cùng lúc nên tùy chọn thu thuế GTGT đối với đơn hàng được vận chuyển từ bên ngoài Liên minh châu Âu đến khách hàng tại Liên minh châu Âu bằng IOSS sẽ bị tắt.

Thu, báo cáo và nộp thuế GTGT bằng OSS

Các bước thực hiện:

  1. Đăng ký OSS với cơ quan thuế tại quốc gia của bạn.
  2. Cập nhật đăng ký thuế của bạn.
  3. Báo cáo doanh số và nộp thuế GTGT cho OSS thay vì đăng ký số thuế GTGT với từng quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

Bạn không bắt buộc phải đăng ký OSS. Nếu không đăng ký OSS, bạn có thể tiếp tục đăng ký thuế GTGT tại từng quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.

Tìm hiểu thêm về OSS tại ec.europa.eu.

Thu, báo cáo và nộp thuế GTGT bằng IOSS

Hiện tại, nếu bạn ở ngoài Liên minh châu Âu và bán cho khách hàng trong Liên minh châu Âu, bạn không phải thu thuế GTGT đối với đơn hàng dưới 22 EUR. Sau ngày 01 tháng 7 năm 2021, các đơn hàng từ 150 EUR trở xuống sẽ áp dụng thuế GTGT và các đơn hàng lớn hơn 150 EUR sẽ áp dụng thuế GTGT nhập khẩu và thuế hải quan.

Bạn không bắt buộc phải thu thuế GTGT bất kể giá trị đơn hàng. Áp dụng IOSS, bạn có thể chọn thu thuế GTGT cho đơn hàng từ 150 EUR trở xuống khi thanh toán để khách hàng không phải nộp thuế khi giao hàng.

Các bước thực hiện:

  1. Đăng ký IOSS với cơ quan thuế tại một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu.
  2. Thu thuế GTGT dựa theo quốc gia nhận hàng.
  3. Báo cáo doanh số và nộp thuế GTGT cho IOSS.

Bạn không bắt buộc phải đăng ký IOSS nhưng sẽ phải đăng ký nếu bạn định thu thuế GTGT trong quá trình thanh toán. Nếu bạn không thu các khoản thuế này khi thanh toán, khách hàng sẽ thanh toán cho hãng vận chuyển khi giao hàng.

Tìm hiểu thêm về IOSS tại ec.europa.eu.

Bạn đã sẵn sàng bán hàng với Shopify?

Dùng thử miễn phí